TỦ ATS

Chức năng chính của Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches) là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới


1.    Nguyên lý vận hành tủ ATS
-    Chức năng chính của Tủ điện ATS (Automatic Transfer Switches) là chuyển tải sang sử dụng nguồn điện dự phòng như máy phát điện khi mất nguồn chính điện lưới. Ngoài ra, tủ ATS thường có chức năng bảo vệ khi điện lưới và điện máy phát bị sự cố như: mất pha, mất trung tính, quá áp, sụt áp,… Tủ ATS sẽ tự động chuyển sang nguồn dự phòng và khi nguồn chính phục hồi bộ ATS sẽ tự động chuyển nguồn trở lại. Thời gian chuyển nguồn dự phòng có thể đặt được trong khoảng 5 ÷ 10s, khi điện lưới phục hồi, tủ ATS chờ một khoảng thời gian 10 ÷ 30s để xác định sự ổn định của nguồn lưới. Tủ ATS có 2 chế độ vận hành: tự động hoặc bằng tay. Trước mặt tủ có các nút ấn, màn hình LCD và có hệ thống đèn chỉ thị để người vận hành điều chỉnh được thời gian chuyển mạch, chế độ hoạt động.

-    Tủ ATS có cổng truyền thông để dễ dàng kết nối tại chỗ với Máy tính để hiệu chỉnh thông số, nó có sẵn mô đun truyền thông MODBUS. Tủ ATS được thiết kế để đảm bảo các thiết bị đóng cắt như ACB/MCCB có sự ràng buộc với nhau đảm bảo vận hành an toàn. Có khả năng tích hợp với hệ thống tủ phân phối tổng MSB và tủ bù công suất để nâng cao tính linh hoạt trong hệ thống có nhiều nguồn, nhiều máy phát, để cung cấp điện liên tục cho các phụ tải quan trọng.

-    Tủ ATS có thể tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa thông qua việc sử dụng bộ điều khiển PLC của các hãng như: Siemens, Mitsubishi…

-    Khi lưới điện bị một trong các sự cố sau: mất pha, mất trung tính, thấp áp thì tủ ATS gửi tín hiệu về cho máy phát điện thực hiện việc khởi động. Khi máy đã vận hành ổn định và điện máy phát ra đạt giá trị cho phép thì tủ ATS tiếp tục trì hoãn thêm một thời gian đẻ làm nóng máy –Warm Up Timer (Thời gian này tuỳ chỉnh theo yêu cầu từng loại máy, mặc định là 10 giây). Lúc thời gian này kết thúc thì tủ ATS tự động đóng nguồn điện máy cung cấp ra phụ tải.

-    Lúc lưới điện bình thường trở lại (Đạt tiêu chuẩn yêu cầu về pha và điện áp) thì tủ ATS tiến hành giám sát thêm một thời gian – Restore Timer (Thời gian này tuỳ chỉnh theo yêu cầu thực tế, mặc định là 10 giây). Khi kết thúc khoảng thời gian này tủ ATS tiến hành cắt phụ tải ra khỏi nguồn điện máy. Kế đến thực hiện tiếp thời gian trễ đóng lưới điện vào phụ tải – Transfer Timer (tuỳ chỉnh, mặc định là 5 giây). Kết thúc thời gian này tủ ATS điều khiển đóng mạng lưới ra cho phụ tải sử dụng trở lại. Khi lưới điện đã cung cấp ra phụ tải thì ATS duy trì cho máy phát điện tiếp tục vận hành không tải thêm một thời gian – Cooling Down Timer (Thời gian này tuỳ chỉnh theo yêu cầu từng loại máy, mặc định là 15 giây) rồi mới tín hiệu về để dừng máy phát điện nhằm tăng tuổi thọ cho máy.

-    Trong trường hợp cần thiết người sử dụng có thể cài đặt hệ thống vận hành theo nhu cầu thông qua công tắc

MODE SWITCH cụ thể như các chế độ sau:
•    Vị trí Auto: cài đặt hệ thống vận hành ở chế độ tự động.
•    Vị trí Main: chọn đóng nguồn lưới điện cấp ra phụ tải theo chế độ bằng tay
•    Vị trí Gen: chọn đóng nguồn điện máy cấp ra phụ tải theo chế độ bằng tay
•    Vị trí Off: cài đặt hệ thống ở chế độ dừng (ngừng cung cấp điện ra phụ tải)
•    Tủ ATS trang bị các đèn báo trạng thái vận hành của hệ thống cụ thể như sau:
•    Đèn Mains available sáng, báo nguồn lưới điện có giá trị cho phép
•    Đèn Mains on load sáng, báo nguồn điện đang cấp cho phụ tải
•    Đèn Genset available, sáng báo nguồn Điện máy có giá trị cho phép
•    Đèn Genset on load sáng, báo nguồn Điện máy đang cấp cho phụ tải.

2.    Ứng dụng:
Tủ điện ATS được sử dụng ở các khu công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, cảng, sân bay… nơi có các phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, hay những vùng hay có sự cố mất điện lưới đột ngột.

Đối tác